Dự án - Project
Danang Sustainable City Development Project
Danang Priority Infrastructure Investment Project
The Erection and Upgrading the Traffic Signal Equipment and

KET_QUA_HOAT_DONG

LIEN_KET_WEBSITE

Các hạng mục đầu tư

Saturday, 23 February 2013 01:53 PDF Print E-mail
Share
There are no translations available.

 

Các hạng mục đầu tư:

Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng gồm 5 hợp phần:

 

Hợp phần 1 - Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải

 

1. Nâng cấp và mở rộng hệ thống thoát nước mưa

          a) Hướng tuyến: Theo quy hoạch của thành phố Đà Nẵng.

 

          b) Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

          - Loại công trình: Hạ tầng kỹ thuật.

          - TCVN 7957-2008: Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài.

          - Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán:

+ P=10 năm đối với hồ điều hòa, kênh thoát nước và trạm bơm.

+ P=5 năm đối với cống thoát nước chính.

          - Tải trọng: Tổ hợp HL93, vỉa hè 3x10-3Mpa.

          c) Quy mô và phương án đầu tư xây dựng, bao gồm các tuyến:

          (1)  Cải tạo tuyến cống thoát nước đường Quang Trung

          (2) Cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Hồng Phong

          (3) Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Văn Thụ

          (4) Cải tạo cửa thu tuyến cống liên phường từ hồ Thạc Gián đến vịnh Đà Nẵng.

          (5) Cải tạo cửa xả ra, vào hồ Thạc Gián.

          (6) Cải tạo cửa xả ra, vào hồ 29/3.

          (7) Cải tạo nâng cấp tuyến cống Xuân Hà đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến đường Hà Huy Tập.

          (8) Xây dựng tuyến cống Khe Cạn từ đường Lê Trọng Tấn đến sông Phú Lộc.

 

          (9) Xây dựng kênh và cống thoát nước từ KCN Hòa Khánh đến sông Cu Đê

 

          (10) Xây dựng tuyến cống thoát nước đường Trần Quang Khải

          (11) Cải tạo cửa xả Mỹ Khê (CX3) và Mỹ An (CX4).

 

          (12) Cải tạo cầu Đa Cô trên đường Tôn Đức Thắng.

          (13) Cải tạo cống qua đường của tuyến kênh Yên Thế - Bắc Sơn trên đường Tôn Đức Thắng.

          (14) Cải tạo và xây mới hố ga ngăn mùi khu vực trung tâm.

          (15) Xây dựng tuyến mương Yên Thế - Bắc Sơn nối dài tới đường Lê Trọng Tấn.

          (16) Xây dựng tuyến cống thoát nước mưa từ đường Huyền Trân Công Chúa ra sông Cổ Cò.

          (17) Xây dựng tuyến cống hộp từ chân núi Phước Tường về hồ Phước Lý.

 

          2. Nâng cấp và mở rộng hệ thống thoát nước thải

          a) Hướng tuyến: Theo quy hoạch của thành phố Đà Nẵng.

 

          b) Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

          - Loại công trình: Hạ tầng kỹ thuật.

          - TCVN 7957-2008: Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài.

          - Tiêu chuẩn thải nước 180lít/người/ngày đêm.

          c) Quy mô và phương án đầu tư xây dựng, bao gồm các tuyến sau:

          (1) Xây dựng hệ thống thu gom, trạm bơm nước thải dọc chuỗi hồ Phần Lăng.

 

          (2) Xây dựng tuyến cống bao thu gom và trạm bơm nước thải dọc đường Nguyễn Tất Thành

 

          (3) Xây dựng tuyến ống chuyển tải và thu gom nước thải từ trạm XLNT Phú Lộc về trạm XLNT Liên Chiểu

 

          (4) Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải tuyến đường Trần Hưng Đạo.

          (5) Xây dựng tuyến ống nước thải xung quanh Âu thuyền Thọ Quang.

 

          (6) Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải đường Trường Sa về trạm bơm nước thải Cổ Cò

 

          (7) Xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực cửa xả Mỹ Khê, Mỹ An

          (8) Xây dựng tuyến ống chuyển tải nước thải từ trạm XLNT Ngũ Hành Sơn về trạm XLNT Hòa Xuân.

 

          3. Cải tạo các hồ

          a)  Hướng tuyến: Theo ranh giới quy hoạch của hồ

 

          b) Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

          - TCVN 7957-2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài.

          - Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P=10 năm.

 

          c) Quy mô và phương án đầu tư xây dựng:

          - Hồ Bàu Tràm: Nạo vét hồ để xử lý môi trường, diện tích hồ 39,64 ha.

          - Hồ Bàu Sấu: Nạo vét hồ để xử lý môi trường, diện tích hồ 1,76 ha

 

          4. Trạm xử lý nước thải

          - Xây dựng mới trạm xử lý nước thải Liên Chiểu, công suất 40.000m3/ngày đêm bằng công nghệ bùn hoạt tính, xử lý bậc 2 đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo yêu cầu.

          - Nâng công suất trạm xử lý nước thải Hòa Xuân từ 20.000m3/ngày đêm lên 40.000m3/ngày đêm, xử lý bậc 2 đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo yêu cầu.

          - Cải tạo 04 trạm xử lý nước thải hiện trạng: Cải tạo điều kiện vận hành cho trạm XLNT Hòa Cường, Phú Lộc, Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà.

 

          5. Chương trình đấu nối hộ gia đình

          Triển khai đấu nối nước thải 40.000 hộ gia đình trong khu dân cư tại quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu theo 02 phương thức:

          - Đấu nối nước thải hộ gia đình với cống thoát nước chung (chủ yếu trong các khu đô thị cũ) xả ra một giếng tách CSO chuyển nước thải vào cống thu gom để bơm về trạm XLNT xử lý.

          - Đấu nối nước thải hộ gia đình với một hệ thống cống riêng đưa về trạm XLNT xử lý.

          6. Mua sắm trang thiết bị: Phục vụ cho công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý thu gom nước thải bao gồm: Thiết bị phòng thí nghiệm; thiết bị phục vụ quản lý vận hành; dụng cụ và máy móc phục vụ cho công tác thoát nước và xử lý nước thải.

 

          Hợp phần 2 - Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm

          1. Hướng tuyến: Theo quy hoạch, kết nối đầy đủ với hạ tầng hiện trạng và quy hoạch xung quanh và được UBND thành phố thông qua tại các Thông báo số số 343/TB-VP ngày 09/11/2010, Thông báo số 165/TB-UBND ngày 18/9/2012.

 

          2. Quy mô và phương án đầu tư xây dựng

          a) Mạng lưới tuyến: Gồm 4 tuyến

          -  Tuyến BRT số 1: Từ Khu Công nghiệp Hòa Khánh→ khu vực trường Cao Đẳng Việt Hàn, chiều dài 23,76 Km.

 

          - 03 tuyến xe buýt có dịch vụ tiêu chuẩn BRT

          + Tuyến số 1 (R1): Từ Sân bay Đà Nẵng/Công viên 29/3→Hội An, chiều dài tuyến 35,4 Km.

 

          + Tuyến số 2 (R2): Từ Sân bay Đà Nẵng/Công viên 29/3→Sơn Trà, chiều dài tuyến 13,1 Km.    

          + Tuyến số 3 (R3): Từ Sân bay Đà Nẵng→Bà Nà, chiều dài tuyến 26,7 Km.

 

          b) Phương án vận hành và dịch vụ xe buýt trên các tuyến

          - Đối với tuyến BRT số 1:

          + Tổ chức cho xe buýt BRT chạy trên làn đường riêng tại các đoạn tuyến có mặt cắt ngang lớn (>48m), bao gồm các tuyến đường: Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Lê Văn Hiến và Trần Đại Nghĩa. Các vị trí nhà ga đón trả khách được bố trí trên dải phân cách giữa, bề rộng làn xe chạy riêng là 3,5m.

          + Tổ chức cho xe buýt BRT chạy chung với các phương tiện khác trên đường, tại các đoạn tuyến có mặt cắt ngang nhỏ hơn 48m, bao gồm các tuyến đường: Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Linh, cầu Rồng. Các vị trí trạm dừng đón trả khách được bố trí trên vỉa hè hai bên.

          + Dãn cách chạy xe bình quân trong giờ cao điểm là 3-5 phút/chuyến, ngoài giờ cao điểm là 6-10 phút/chuyến.

          + Thời gian vận hành từ 5h00 đến 21h00.

          - Đối với 03 tuyến xe buýt còn lại: Tổ chức vận hành xe buýt đi chung với các phương tiện giao thông khác.

          + Dãn cách chạy xe bình quân trong giờ cao điểm 10-15 phút/chuyến, ngoài giờ cao điểm là 20 phút/chuyến.

          + Thời gian vận hành từ 5h00 đến 21h00.

 

          c) Phương tiện xe buýt

          - Đầu tư 81 xe buýt tiêu chuẩn, chất lượng cao (tiêu chuẩn khí thải EURO 4 hoặc 5), trong đó:

          + 36 xe cho tuyến BRT số 1 có sức chứa 80 chỗ, chiều dài 12m; bố trí loại cửa trượt ở cả hai bên thân xe để có thể đón, trả khách ở cả nhà Ga trung tâm trên dải phân cách giữa trên các đoạn đi riêng, và nhà Ga trên vỉa hè ở những đoạn đi chung.

          + 45 xe cho các tuyến còn lại sức chứa 60 chỗ chiều dài 9m; bố trí cửa xe ở bên phải thân xe.

          - Các phương tiện có chiều cao sàn xe 65cm (loại sàn trung) tạo điều kiện cho hành khách lên xuống xe thuận lợi, an toàn.

          - Nhiên liệu sử dụng:  Loại Diesel theo tiêu chuẩn EURO 4 hoặc EURO 5.

 

          d) Hệ thống vé và chính sách trợ giá

 

          * Hệ thống vé

          - Hình thức vé đa chế độ: Vé giấy, thẻ vé lượt, thẻ vé tháng hoặc thẻ thông minh (Smart-card) để liên kết cho cả hệ thống xe buýt trong dự án và các tuyến xe buýt công cộng khác trong toàn thành phố.

          - Hình thức phân phối vé: Hình thức thủ công, và qua máy bán vé tự động.

          - Hình thức thanh toán vé:

          + Vé giấy, vé lượt, vé tháng bằng áp dụng hình thức trả trước bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng hoặc thanh toán điện tử,

          + Vé điện tử áp dụng hình thức trả trước hoặc trả sau.

          - Giá vé được chia theo khu vực:

          + Vé khu vực nội đô, Vé khu vực kế cận.

          + Mức giá vé khác nhau được áp dụng cho đối tượng cụ thể gồm khách thường xuyên; Khách vãng lai; Các đối tượng được ưu đãi như học sinh, sinh viên, người nghèo, người có công, người khuyết tật và người già yếu.

          * Hệ thống phân phối vé: 02 hình thức

          - Bán vé tại bến: Gồm  phòng bán vé thủ công và máy bán vé tự động, trong đó:

          + Phòng bán vé thủ công và máy bán vé tự động bố trí tại các điểm đầu, cuối các tuyến xe buýt BRT và các vị trí nhà ga đóng (trên dải phân cách giữa).

          + Ngoài ra máy bán vé tự động bố trí các điểm đỗ xe trung chuyển và tại một số điểm tập trung hành khách như: Trung tâm thương mại, trường đại học, bệnh viện.

          - Bán vé trên xe: Máy bán vé trên xe do lái xe phân phối.

 

          * Chính sách trợ giá:

          - Nguyên tắc trợ giá: Đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội, chỉ trợ giá cho hành khách, không trợ giá cho doanh nghiệp vận hành xe buýt.

          - Đối tượng trợ giá: Người có thu nhập thấp (phụ thuộc): Học sinh, sinh viên, công nhân, người nghèo… Tỷ lệ trợ giá là 40% trên mức giá vé hoàn vốn.

          - Đối tượng được miễn: Người có công, người khuyết tật, người già…

 

          e) Cơ sở hạ tầng cho hệ thống Xe buýt nhanh

          * Trạm bảo dưỡng (Depot):

          - Vị trí và quy mô: Vị trí tại góc giao đường số 2 và đường số 4 Khu Công nghiệp Hòa Khánh, với diện tích 9.500m2. Bao gồm các khu chức năng chính: Khu văn phòng điều hành; khu xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; bãi đỗ xe qua đêm cho xe buýt có sức chứa 50 xe; trạm cung cấp nhiên liệu; trạm rửa xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

          - Phương án xây dựng:

          + Xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực Trạm bảo dưỡng: San nền; giao thông với kết cấu là bê tông nhựa; hệ thống thoát nước mưa với kết cấu bê tông khẩu độ B300xH400; hệ thống nước thải với kết cấu cống tròn D600; hệ thống cấp nước sử dụng ống HDPE từ D25 - D50.

          + Xây dựng khu vực vận hành: Bãi đỗ xe có sơn kẻ vạch phân chia ranh giới khu vực đỗ xe và các ô đỗ xe; phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng xe buýt và nhà kho bằng kết cấu thép; trạm cấp nhiên liệu kết cấu thép, riêng phần bể chứa nhiên liệu bằng bê tông cốt thép; trạm rửa xe kết cấu thép.

          + Xây dựng khu dịch vụ: Nhà hành chính có bố trí căng tin kết cấu chính bằng bê tông cốt thép; nhà bảo vệ có kết cấu gạch xây với mái bê tông cốt thép; bãi đậu xe riêng cho nhân viên có mái che kết cấu thép.

          + Hệ thống điện chiếu sáng: Thiết kế đảm bảo chiếu sáng cho toàn khu vực với độ chói trung bình 1cd/m2; độ rọi trung bình 25lux; Độ đồng đều chung Uo ≥ 40%; Độ đồng đều dọc trục Ul ≥ 70%.

          - Cây xanh: Bố trí xung quanh ranh giới Trạm bảo dưỡng và văn phòng làm việc để giảm tiếng ồn và bụi văn phòng.

 

          * Các điểm Đầu, Cuối:

          - Vị trí và quy mô: Có 7 điểm đầu cuối của cho 4 tuyến xe buýt BRT bao gồm:

          + Điểm đầu tuyến BRT số 1 với diện tích khoảng 3.900m2.

          + Điểm cuối tuyến BRT số 1 với diện tích khoảng 5.300m2.

          + Điểm đầu tuyến R1 và R2 với diện tích khoảng 1.580m2.

          + Điểm cuối tuyến R1: Bố trí tại bến xe khách Hội An hiện tại.

          + Điểm cuối tuyến R2: Bố trí tại Thọ Quang (ngã 3 Lê Đức Thọ, Hoàng Sa), với diện tích khoảng 3.000m2.

          + Điểm đầu tuyến R3: Bố trí tại khu vực bãi đỗ xe của Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, với diện tích khoảng 2.000m2.

          + Điểm cuối tuyến R3: Bố trí tại bãi đỗ xe hiện trạng của Khu du lịch Bà Nà, với diện tích khoảng 2.000m2.

          - Phương án xây dựng:

 

          Tại điểm đầu, điểm cuối của tuyến BRT số 1 và điểm đầu tuyến R1, R2.

          + Cơ sở hạ tầng: San nền, giao thông với kết cấu là bê tông nhựa, hệ thống thoát nước mưa khẩu độ BxH =300x400 bằng kết cấu bê tông, cấp nước khẩu độ D25 - D50 sử dụng ống HDPE.

          + Khu vực đỗ xe dừng nghỉ kỹ thuật cho xe buýt BRT với kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

          + Khu dịch vụ: Nhà bán vé, nhà chờ, khu vực mua sắm, khu vực vệ sinh công cộng bằng kết cấu gạch xây có mái bê tông cốt thép, nhà vệ sinh công cộng kết cấu gạch xây có mái bê tông cốt thép, bãi đậu xe trung chuyển kết cấu thép có mái che.

          + Hệ thống điện chiếu sáng: Thiết kế đảm bảo chiếu sáng cho toàn khu vực với độ chói trung bình 1cd/m2; độ rọi trung bình 25lux; Độ đồng đều chung Uo ≥ 40%; Độ đồng đều dọc trục Ul ≥ 70%.

          + Cây xanh: Bố trí xung quanh ranh giới điểm đầu để giảm tiếng ồn, bụi và tạo cảnh quan.

 

          Tại điểm đầu tuyến R3 và cuối tuyến R1, R2, R3

          - Sử dụng mặt bằng giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có, tổ chức lại giao thông cho phép xe buýt đỗ xe tại chỗ, dùng vạch sơn để phân biệt các ô đỗ xe.

 

          * Các điểm trung chuyển với phương tiện giao thông cá nhân (P&R):

          - Vị trí và quy mô: Gồm 6 điểm dọc hành lan tuyến xe buýt BRT số 1, cụ thể:

          + Điểm số 1: Bố trí tại khu vực đất công trên đường Nguyễn Lương Bằng (ngã 3 trục số 1 Tây - Bắc và đường Nguyễn Lương Bằng), với diện tích 1.550m2.

          + Điểm số 2: Cải tạo hiện trạng vỉa hè để bố trí bãi đỗ xe tại khu vực nhà Ga số 12 (tượng đài mẹ Nhu), với diện tích khoảng  200m2.

          + Điểm số 3: Bố trí kết hợp với điểm đầu của tuyến R1 và R2, với diện tích khoảng 1.600m2.

          + Điểm số 4: Bố trí tại nhà ga số 20 (bảo tàng Chàm) trên phần đất cải tạo của nút giao thông phía Tây cầu Rồng, với diện tích khoảng 1.100m2.

          + Điểm số 5: Bố trí tại nhà ga số 21 (nút giao thông phía Đông cầu Rồng) trên phần đất cải tạo cải tạo vỉa hè, với diện tích 250m2.

          + Điểm số 6: Bố trí tại nhà ga số 26 (nút giao thông phía Đông cầu Tuyên Sơn) hiện trạng là khu đất trống chưa sử dụng, theo quy hoạch chi tiết các Quận/Huyện thì vị trí này được sử dụng làm đất công cộng, với diện tích khoảng 500m2.

          - Phương án xây dựng:

          + Cơ sở hạ tầng bao gồm: San nền; giao thông với kết cấu là bê tông nhựa, hệ thống thoát nước mưa khẩu độ B300xH400 với kết cấu bê tông.

          + Khu vực đỗ xe với kết cấu bê tông nhựa, có sơn kẻ vạch phân chia các ô đỗ, nhà bảo vệ có kết cấu chính BTCT.

          + Đầu tư hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng cho toàn khu vực với độ chói trung bình 1cd/m2; độ rọi trung bình 25lux; Độ đồng đều chung Uo ≥ 40%; Độ đồng đều dọc trục Ul ≥ 70% và cây xanh để giảm tiếng ồn, bụi và tạo cảnh quan

 

          * Nhà ga/điểm dừng đỗ cho hệ thống Xe buýt BRT

          - Vị trí và quy mô: Xây dựng 216 nhà ga/điểm dừng đỗ trong đó:

 

          + Có 22 nhà ga đặt tại dải phân cách giữa dành cho làn đi riêng của xe buýt BRT số 1 với diện tích nhà ga từ 45m2 đến 75m2, chiều rộng nhà ga từ 3m đến 5m, chiều dài nhà ga 15m. 

          + Có 194 nhà ga còn lại trên các đoạn hỗn hợp đặt trên vỉa hè với diện tích 14m2, chiều rộng 2m, chiều dài 7m.

          - Phương án  xây dựng:

          + Nhà ga đặt tại dãi phân cách giữa được xây dựng với kết cấu thép hoặc BTCT.  Có bố trí cấp điện chiếu sáng bên trong nhà ga, và cấp nước đến khu vệ sinh.

          + Nhà ga trên vỉa hè có kết cấu chịu lực chính là bê tông cốt thép.

          * Nút giao thông trên tuyến BRT số 1

          - Cải tạo hình học, thay đổi phương án tổ chức giao thông tại nút giao, bố trí đèn tín hiệu ưu tiên cho xe buýt tại 48 nút giao, trong đó:

          + Lắp mới và tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu: 9 nút.

          + Cải tạo hình học, điều chỉnh, lắp mới và tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu:  29 nút.

          + Bổ sung đèn tín hiệu cho người đi bộ: 6 nút.

          + Sử dụng hệ thống đèn hiện có chỉ điều chỉnh chu kỳ đèn: 4 nút

          - Các tuyến đường tiếp cận đến các nhà ga trên tuyến BRT số 1 có nghiên cứu các giải pháp cải thiện tiếp cận cho người đi bộ bao gồm: Cải tạo vỉa hè, lề đường, cải thiện hệ thống chiếu sáng trong các ngõ phố, cải thiện an toàn giao thông cho người đi bộ qua đường, hạn chế vận tốc phương tiện cơ giới cá nhân trong các ngõ phố, quản lý không gian và các hoạt động trên vỉa hè dành cho người đi bộ.

          * Cầu vượt đi bộ:

          Xây dựng 1 cầu vượt cho người đi bộ tiếp cận tại nhà ga số 24 (Đại học Kinh tế Đà Nẵng), chiều dài cầu L= 47,3m, chiều rộng 3m và tĩnh không 5m với kết cấu dầm, trụ bằng kết cấu thép và móng bằng bê tông cốt thép.

 

          * Mặt đường cho làn xe BRT số 1

          - Cải tạo mặt đường tại các vị trí hư hỏng cục bộ trên tuyến, diện tích mặt đường cải tạo khoảng 14,000 m2,  kết cấu chính bằng bê tông nhựa .

          - Nâng cấp mặt đường tại các vị trí nhà ga bố trí trên dải phân cách giữa của làn xe BRT số 1 bằng kết cấu mặt đường bê tông xi măng.

          - Xây dựng đoạn đường dẫn vào trạm bảo dưỡng và điểm đầu tuyến có quy mô chiều dài 80m, bề rộng 7m với kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

          - Xây dựng gờ phân cách giữa làn xe BRT và làn xe hỗn hợp với chiều dài 22.600m bằng cao su có phản quang hoặc bê tông.

 

          f) Hệ thống giao thông thông minh cho xe buýt (Hệ thống ITS):

          Hệ thống ITS nhằm quản lý mạng lưới tuyến, giám sát chất lượng vận hành, doanh thu bán vé, quản lý thông tin hành khách… Bao gồm:

          - Các thiết bị trên xe buýt gồm: Máy tính trên xe để lái xe quản lý thông tin và bán vé trên xe; hộp đen trên xe buýt bao gồm hệ thống thu và phát tín hiệu Radio cho phép giao tiếp với Trung tâm điều khiển và hệ thống thiết bị điều khiển đèn tín hiệu trên đường; thiết bị định vị GPS truyền tải thông tin về vị trí và giám sát hành trình phương tiện; hệ thống đọc thẻ, vé khi hành khách lên và xuống xe; màn hình hiển thị thông tin cho hành khách trên xe và hệ thống loa thông báo trên xe, thiết bị tại các nhà ga trên tuyến BRT số 1.

          - Thiết bị cho Văn phòng điều khiển tại Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng và các thiết bị tại trạm bảo dưỡng gồm: Máy tính chủ, màn hình hiển thị thông tin, hệ thống thu phát tín hiệu Radio, GPS và truyền dữ liệu thông tin hành khách.

          - Thiết bị tại các nhà ga gồm: Máy bán vé tự động, thiết bị đọc thẻ thông minh (Smart – card), màn hình hiển thị thông tin hành khách được kết nối với Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng (DATRAMAC) bằng cáp quang.

          - Thiết bị nhận dạng phương tiện xe buýt được bố trí tại các nút giao có điều khiển đèn tín hiệu ưu tiên cho xe buýt gồm các vòng cảm ứng từ đặt dưới làn đường riêng của xe buýt.

 

          g) Mô hình hoạt động

          Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng (DATRAMAC) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình hoạt động, chất lượng và an toàn giao thông của hoạt động của hệ thống xe buýt nhanh trong dự án theo hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt được ký kết giữa trung tâm và doanh nghiệp vận hành khai thác hệ thống.

 

          Hợp phần 3 - Các tuyến đường giao thông đô thị chiến lược

 

          1. Xây dựng Tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương

          a) Hướng tuyến: Theo Quyết định số 6680/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch tuyến đường Hòa Phước – Hòa Khương – Hòa Phú thuộc hợp phần 3 – Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

 

          b) Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

 

          * Phần đường:

          - Tổng chiều dài toàn tuyến: 8.129,91m (Điểm đầu: Khớp nối với đường vành đai phía Nam thành phố Đà Nẵng giao với Quốc lộ 1A – Km939+561 – xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang; Điểm cuối: Tại Km25+483 QL14B, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang).

          - Cấp hạng: Đường phố chính đô thị thứ yếu TCXDVN104-2007.

 

          * Các công trình trên đường:

 

          - Cầu Quá Giáng – Km0+857.

 

          - Cầu đường sắt vượt đường sắt Bắc Nam và đường ĐT605-Km3+188,16.

 

          - Cầu Tây Tịnh – Km5+304.

 

          - Cầu sông Yên – Km5+304.

 

         

          - Thoát nước: Hệ thống hoàn chỉnh bao gồm cống dọc và cống ngang, kết cấu bê tông cốt thép. Khẩu độ cống giai đoạn đầu xây dựng cống ngang có bề rộng từ 1,5m đến 3x3,0m và một số đoạn cống dọc ở những đoạn có dân cư có khẩu độ cống từ 0,6m đến 1,5m.

          - Cống kỹ thuật: Mỗi vị trí nút giao lớn (kể cả nút dự kiến theo quy hoạch) được bố trí tối thiểu 1 cống kỹ thuật tiết diện 1(150x150)cm bằng bê tông cốt thép.

          - Hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến: Sử dụng tiêu chuẩn chiếu sáng cấp A đạt độ chói trung bình: 0,8-1,6cd/m2, Độ rọi trung bình: 15- 25lux, độ đồng đều chung Uo: ≥ 40 %, độ đồng đều dọc trục Ul : ≥ 70 %.

          - Hệ thống báo hiệu đường bộ: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm cọc tiêu, biển báo, hộ lan, vạch sơn kẻ đường theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012.

          - Các công trình khác: Xây dựng bó vỉa, vỉa hè và dải phân cách bằng bê tông 20Mpa, vuốt nối đường dân sinh và hoàn trả theo kết cấu hiện trạng ...

 

          2. Xây dựng Tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài (đoạn 2)

          a) Hướng tuyến: Theo Quyết định số 6719/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 về việc phê duyệt ranh giới quy hoạch điều chỉnh tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài (đoạn từ QH18 đến đường tránh Hải Vân - Túy Loan thuộc hợp phần 3 - Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng).

 

          b) Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

          * Phần đường:

          - Tổng chiều dài toàn tuyến: L= 3.272,46m (Điểm đầu: Tại Km2+715,04 của dự án đường Nguyễn Tất Thành nối dài đang xây dựng thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang; Điểm cuối: Tại Km5+987,5 giao với đường tránh Hải Vân – Túy Loan thuộc thôn Tân Ninh, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang).

 

          *Các công trình trên đường:

 

          - Cầu Km4+100.

          - Thoát nước: Hệ thống hoàn chỉnh bao gồm cống dọc và cống ngang, kết cấu BTCT. Giai đoạn đầu chỉ xây dựng các cống ngang có bề rộng từ 1,5m đến 3x3,0m và một số đoạn cống dọc ở những đoạn có dân cư có bề rộng cống từ 0,6m đến 1,5m.

          - Cống kỹ thuật: Mỗi vị trí nút giao lớn (kể cả nút dự kiến theo quy hoạch) được bố trí tối thiểu 1 cống kỹ thuật tiết diện 1(150x150)cm bằng bê tông cốt thép.

          - Hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến: Sử dụng tiêu chuẩn chiếu sáng cấp A đạt độ chói trung bình: 0,8-1,6cd/m2, Độ rọi trung bình: 15- 25lux, độ đồng đều chung Uo: ≥ 40 %, độ đồng đều dọc trục Ul : ≥ 70 %.

          - Hệ thống báo hiệu đường bộ: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm cọc tiêu, biển báo, hộ lan, vạch sơn kẻ đường theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012.

          - Các công trình khác: Xây dựng bó vỉa vỉa hè và dải phân cách bằng bê tông 20Mpa, vuốt nối đường dân sinh và hoàn trả theo kết cấu hiện trạng ...

 

          3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư:

 

          a) Khu Tái định cư Bắc đường vành đai phía Nam thành phố - Giai đoạn 3a

 

          * Diện tích xây dựng: 74.652 m2, trong đó đất phân lô dành cho tái định cư 28.995 m2 (tương đương 276 lô).

          *  Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư: Giao thông thoát nước, cấp nước, cây xanh và chiếu sáng.

 

          b) Khu Tái định cư số 1 ĐT 605 giai đoạn 2:

 

          * Diện tích xây dựng: 43.469 m2, trong đó đất phân lô dành cho tái định cư 23.175 m2 (tương đương 210 lô).

          * Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh và chiếu sáng.

 

          c) Khu Tái định cư Hòa Phong – Hòa Phú giai đoạn 1 và đường nối vào Khu tái định cư:

 

          * Diện tích xây dựng: 70.676 m2, trong đó đất phân lô dành cho tái định cư 31.288 m2 (tương đương 259 lô).

          * Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư: Giao thông thoát nước, cấp nước, cây xanh và chiếu sáng.

 

          d) Khu tái định cư xã Hòa Liên:

 

          * Diện tích xây dựng: 53.784 m2, trong đó đất phân lô dành cho tái định cư 28.108 m2 (tương đương 271 lô).

          * Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh và chiếu sáng.

 

          e) Khu tái định cư Khe Cạn:

 

          * Diện tích xây dựng: 59.748 m2, trong đó đất phân lô dành cho tái định cư 28.298 m2 (tương đương 262 lô).

          * Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh và chiếu sáng.

 

          Hợp phần 4 - Tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án

          - Hỗ trợ kỹ thuật Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, Trung tâm Điều khiển Đèn tín hiệu Giao thông và Vận tải Công cộng, Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng tiên thành phố Đà Nẵng và Sở, ngành liên quan.

          - Đào tạo, bao gồm tham quan học tập, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ lãnh đạo, nhân viên trong quản lý dự án, tiếp nhận, vận hành, bảo dưỡng trong lĩnh vực thoát nước, xử lý và thu gom nước thải, giao thông công cộng và các lĩnh vực khác có liên quan.

          - Mua sắm trang thiết bị phục vụ trong công tác quản lý giao thông đô thị, quản lý giao thông công cộng, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước và thu gom nước thải và phục vụ công tác.

          - Quản lý, phát triển quy hoạch giao thông đô thị.

          - Hỗ trợ thực hiện dự án.

 

          Hợp phần 5 - Các hoạt động được chuyển sang từ Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng

          Hợp phần này nhằm chi trả cho các hoạt động được triển khai thực hiện trong Dự án đầu tư CSHT ưu tiên. Các hạng mục công việc này bao gồm:

          - Xây dựng tuyến đường nối phía Nam (nối với đường Hòa Phước-Hòa Khương) - đang thi công.

          - Xây dựng trạm XLNT Hòa Xuân (công suất 20.000m3/ngày); Nâng cấp trạm XLNT Sơn Trà; Xây dựng cầu và kè sông Phú Lộc - đang thi công.

          - Các dịch vụ giám sát thi công và giám sát an toàn có liên quan - các hợp đồng hiện đang thực hiện.